Xem phim, lời thoại của một nhân vật làm mình chú ý: „Năm tháng rất tàn
nhẫn nhưng cũng rất từ bi“. Nghe, đọc xong câu này lúc đầu thấy hay, ngẫm lại
thấy chưa chuẩn xác?!
Vì năm tháng là cách gọi khác của thời gian, mà những sự kiện xảy ra trong thời gian là do tác động của con người, nếu không có sự tác động của con người sẽ không có sự kiện và thời gian cũng chỉ là thời gian, không có ý nghĩa gì hết.
Vì năm tháng là cách gọi khác của thời gian, mà những sự kiện xảy ra trong thời gian là do tác động của con người, nếu không có sự tác động của con người sẽ không có sự kiện và thời gian cũng chỉ là thời gian, không có ý nghĩa gì hết.
Thời gian như trang giấy trắng, con người ghi gì lên đó, con người sẽ có nó.
Khi con người hiện hữu trong thời gian, tác động một sự kiện, cho nó có ý
nghĩa, sự kiện sẽ gắn liền với thời gian và lúc đó thời gian trở thành cột mốc,
nếu là quá khứ sẽ gọi là lịch sử, nếu đang xảy ra sẽ được gọi là hiện tại, những
sự kiện nằm trong dạng tiềm thể được gọi là tương lai.
Nếu không có ý muốn, tác động và hậu quả của hành động con người xảy ra trong thời gian, thì thời gian là trang giấy trắng, chỉ là khách quan mà thôi. Nếu nói ý muốn, dục vọng, hành động của con người „tàn nhẫn“ thì đúng hơn. Vì khi nhận ra được hậu quả nghiêm trọng do mình gây nên, con người hối hận, quay về nẻo chính đường ngay, chính sự quay về đó sẽ đánh dấu lòng „từ bi“ qua hành động, biểu cảm của một con tim „sám hối“ …
Tóm lại, sự „tàn nhẫn“ hay „từ bi“ của con người diễn ra trong thời gian cũng do bởi tại „tâm“ mà ra, nếu „tâm“ trong sáng, ý muốn ngay thẳng, hành động tốt, kết quả sẽ tốt. Nếu ý muốn đen tối, lòng dục vô độ, hậu quả sẽ khôn lường, lúc đó thời gian sẽ bị bôi bẩn và khó có thể gột rửa sạch!
26.07.2012
No comments:
Post a Comment